Sau khi xảy ra vụ việc 4 trẻ tử vong tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh trong buổi sáng 20/11, từ chiều 20 - 23/11, đã có 22 trẻ sơ sinh non tháng được chuyển đến các Bệnh viện tuyến trung ương gồm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương (9 bé), Bệnh viện Nhi Trung ương (10 bé) và Bệnh viện Bạch Mai (3 bé).
Trong ngày 24/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, Sở Y tế Bắc Ninh đã tới 3 bệnh viện này để thăm hỏi, động viên các gia đình và tình hình sức khoẻ các bé.
Lãnh đạo Sở Y tế Bắc Ninh cho biết, hiện đã chỉ đạo tạm dừng hoạt động Đơn nguyên Sơ sinh của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh để tiến hành tổng kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn toàn bộ khu vực này.
Trước đó, ngày 23/11, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh Tô Thị Mai Hoa đã có công văn khẩn yêu cầu Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh tiến hành rà soát toàn bộ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Trong thời gian trước mắt, thực hiện khử khuẩn toàn bộ khu vực cách ly thuộc Đơn nguyên sơ sinh; Thực hiện lấy mẫu, nuôi cấy vi sinh đánh giá hàng ngày tình trạng nhiễm khuẩn tại một số viij trí trọng điể, bàn tay, dụng …
Sau sự cố y khoa nghiêm trọng khiến 4 trẻ sinh non tử vong này, Sở Y tế Bắc Ninh cũng yêu cầu các cơ sở y tế có giường bệnh khác trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Sở sẽ xử lý mạnh lãnh đạo đơn vị không thực hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn. Sở cũng yêu cầu viện này triệt để thực hiện công tác giảm tải, không để tình trạng này tiếp tục kéo dài.
Theo TS Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), 9 bé chuyển lên đây là sinh non, cân nặng từ 1-2,8 kg, có 2 cháu là anh em sinh đôi. Tất cả đều chung một phòng điều trị.
Các bác sĩ tại Trung tâm đã tập trung mọi điều kiện tốt nhất về nhân lực, trang thiết bị, kỹ thuật để điều trị và chăm sóc các bé. Sức khỏe các bé đều tiến triển tốt, không phải thở máy. Có 2-3 cháu dự kiến sẽ ra viện trong tuần tới.
Trong số 9 trẻ này, có 3 cháu cân nặng 1-1,4 kg phải nằm trong lồng ấp từ 1 - 2 tháng. Theo TS Trác, khó khăn lớn nhất trong việc nuôi dưỡng 3 bé nhẹ cân trên là dinh dưỡng. Các cháu sinh non nên mọi tổ chức cơ thể đều non, dễ bị suy hô hấp, ruột dễ hoại tử, khả năng miễn dịch kém, dễ viêm não và xuất huyết…
Ngoài việc theo dõi sát, kiểm tra tiêu hoá, TS Trác cho biết, chăm sóc trẻ tại đây phải đảm bảo tuyệt đối giữ vệ sinh vô khuẩn.
Theo V.Thu/Báo Gia đình & Xã hội
Tin liên quan
-
Vụ 4 trẻ tử vong ở BV Sản Nhi Bắc Ninh: Cấy vi khuẩn để xác định tác nhân gây nhiễm trùng
-
Chính thức công bố nguyên nhân khiến 4 trẻ sơ sinh tử vong tại BV Sản Nhi Bắc Ninh
-
Cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết thể não trên trẻ thừa cân, béo phì
-
Tại sao Việt Nam không sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết?
Tin bài khác
Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
25/05/2022| 0
Sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Nếu...
Ma túy nước biển: Những hậu quả "thầm lặng" khi sử dụng
25/05/2022| 0
Ma túy nước biển là một dạng ma túy lỏng, không màu, không mùi, vị hơi mặn. Trước đó chất này được...
Chuyên gia chỉ mẹo chuẩn nhất chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng
24/05/2022| 0
Bệnh tay chân miệng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên có rất nhiều phụ huynh vẫn còn bối rối khi...
Những bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh sốt xuất huyết nhiều người chưa biết
24/05/2022| 0
Sốt xuất huyết có triệu chứng khởi đầu thường là sốt cao nên dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt thông...
Trẻ ho, sốt kéo dài cha mẹ cần làm gì?
24/05/2022| 0
Trẻ nhập viện với các biểu hiện ho, sốt, khó thở có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
12 quốc gia ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ, Việt Nam theo dõi sát sao, giám sát chặt
23/05/2022| 0
Đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết các đơn vị đang theo dõi, giám sát chặt chẽ căn bệnh...