Năm 2018, thế giới xảy ra những sự kiện nổi bật từ cuộc chiến tranh thương mại, đụng độ quân sự, nhiều thiên tai thảm họa xảy ra đến việc tạo ra em bé từ biến đổi gen gây hoang mang dư luận. Xin điểm những sự kiện nổi bật diễn ra trong năm 2018 vừa qua.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Ngày 12/6/2018, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa 2 nhà lãnh đạo là Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra tại Singapore sau một năm cận kề bờ vực chiến tranh liên quan đến bán đảo Triều Tiên. Hội nghị thượng đỉnh đã thu hút sự chú ý của dư luận trên toàn thế giới và được kỳ vọng mở ra thời kỳ mới trong quan hệ Mỹ - Triều.
Cuộc gặp hai nhà lãnh đạo nhất trí chấm dứt tình trạng đối đầu và hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhưng nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo không như kỳ vọng, khi Triều Tiên vẫn sử dụng các cơ sở thử nghiệm vũ khí hạt nhân và Mỹ vẫn gây sức ép với nước này.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Tháng 7/2018, cuộc cạnh tranh giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ - Trung Quốc trở nên căng thẳng khi chính quyền ông Donald Trump áp thuế với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.
Cuộc cạnh tranh là nguyên nhân châm ngòi cho chiến tranh thương mại giữa hai nước. Trung Quốc cũng đáp trả “ăn miếng trả miếng” khiến ông Trump cũng tăng áp thuế giá trị hàng hóa tiếp theo đối với Trung Quốc. Hai bên còn dọa sẽ tăng mức thuế vào đầu năm tới.
Cuộc chiến tạm hoãn trong 90 ngày khi Trung Quốc đồng ý các yêu cầu của Mỹ đưa ra và Mỹ khẳng định, trong thời gian này nếu hai bên không thỏa thuận được, cuộc chiến sẽ tiếp diễn với nhiều biện pháp mạnh hơn.
Nhiều người lo ngại rằng, khi cuộc đình chiến hết hiệu lực vào tháng 3, chiến tranh thương mại sẽ tiếp diễn và diễn ra quyết liệt hơn, có thể nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái.
Nga bắt tàu chiến Ukraine
Việc cảnh sát biển Nga nổ súng bắt giữ 3 tàu chiến của Ukraine xâm phạm vào lãnh hải Nga hôm 25/11, làm bùng phát căng thẳng nhiều năm qua giữa hai nước Nga - Ukraine.
Nga cáo buộc các thủy thủ của Ukraine xâm phạm lãnh hải, bỏ qua mệnh lệnh, trong khi Ukraine khẳng định tàu của họ đang thực hiện quyền tự do hàng hải.
Phía Nga tuyên bố sẽ xét xử các thủy thủ bị bắt, còn phía Ukraine đáp trả bằng cách thiết quân luật tại các khu vực giáp biên giới Nga đồng thời kêu gọi sự can thiệp từ các nước phương Tây.
Nga cho rằng Ukraine đang có hành động “khiêu khích” và điều nhiều vũ khí hiện đại tới bán đảo Crimea để tăng cường khả năng phòng thủ.
Nhà báo Khashoggi bị sát hại
Nhà báo Jamal Khashoggi bị mất tích hôm 2/10, khi tới lãnh sự quán Ả rập Xê út ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) làm thủ tục đăng ký kết hôn với một phụ nữ địa phương. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã mở cuộc điều tra, cáo buộc các đặc vụ của Ả rập Xê út sát hại nhà báo này.
Với nhiều chứng cứ đưa ra không thể chối cãi, Riyadh đã thừa nhận nhà báo Khashoggi bị sát hại tại lãnh sự quán ở Istanbul và tuyên bố 11 người bị truy tố trong đó 5 người có thể bị tử hình.
Các quan chức liên quan đến vụ việc đã bị các nước như Mỹ, Pháp, Đức áp lệnh trừng phạt. Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman chịu nhiều áp lực từ dư luận khi bị nghi ngờ là người đứng sau vụ sát hại nhà báo này.
Thảm họa động đất, sóng thần, rơi máy bay ở Indonesia
Ngày 28/9, thành phố Palu (tỉnh Sulaweisi, Indonesia) hứng chịu thảm họa kép động đất và sóng thần khiến hàng nghìn người chết và mất tích. Nhiều nhà cửa và các cơ sở hạ tầng bị phá hủy, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho đất nước này.
Chính quyền Indonesia ước tính, cần một khoản ngân sách lớn từ sự hỗ trợ của nhiều quốc gia trên thế giới cho việc tái thiết và định cư ở thành phố Palu.
Cũng tại Indonesia, ngày 29/10, chiếc máy bay Boeing 737 Max 8 của hãng hàng không Lion Ari chở 189 người, đã rơi xuống biển Java không lâu sau khi cất cánh từ Thủ đô Jakarta đến thành phố Pangkal Pinang của Indonesia.
Đây là chiếc máy bay mới được đưa vào sử dụng. Theo điều tra, chiếc máy bay này từng gặp vấn đề kỹ thuật trong chuyến bay trước đó. Hộp đen ghi dữ liệu về hành trình chuyến bay đã được tìm thấy và phân tích. Còn hộp đen thứ 2 ghi âm buồng lái vẫn đang được các nhà chức trách Indonesia tìm kiếm.
Giải cứu đội bóng nhí Lợn Hoang trong hang động
Cuộc giải cứu đội bóng nhí Lợn Hoang trong hang Tham Luang Thái Lan nhận được sự quan tâm lớn từ thế giới. Việc giải cứu 12 cầu thủ nhí của đội bóng bị mắc kẹt trong hang sâu diễn ra kịch tính, với sự góp sức của các chuyên gia, thợ lặn của Thái Lan và từ nhiều nước trên thế giới.
Với nhiều kế hoạch, phương án được lập ra, chiến dịch giải cứu đã thành công. Đây được coi là chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn trên thế giới.
Bé gái chỉnh sửa gene đầu tiên được sinh ra
Nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê (người Thâm Quyến, Trung Quốc) đã tuyên bố hôm 26/11 rằng, ông đã thành công trong việc tạo ra 2 bé gái song sinh đầu tiên trên thế giới bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene.
Ông này cho rằng, thí nghiệm không phải để chữa trị hay ngăn ngừa bệnh di truyền mà nhằm thử chèn thêm các đặc tính sinh học hiếm như khả năng kháng nhiễm HIV.
Được biết, công trình của ông Hạ Kiến Khuê không một hội đồng y đức nào của Trung Quốc phê chuẩn. Trường đại học nơi ông Hạ công tác cho rằng, họ không biết gì về thí nghiệm này và đang điều tra về thí nghiệm của ông Hạ Kiến Khuê.
Công trình của ông Hạ làm bùng nổ cuộc tranh cãi trên thế giới về áp dụng công nghệ gene trên người đồng thời giới nghiên cứu cho rằng, việc chỉnh sửa gene khi không được kiểm chứng đầy mạo hiểm và gây nhiều hậu họa.
Biểu tình Áo Vàng ở Pháp
Một hình ảnh hỗn loạn trong các cuộc biểu tình Áo Vàng ở Pháp. Ảnh: AP
Ngày 17/11, tại Pháp phong trào Áo vàng tiến hành biểu tình nhằm phản đối chính phủ tăng thuế nhiên liệu. Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát kéo dài trong nhiều tuần lễ. Thủ đô Paris và nhiều thành phố trở nên hoang tàn do người biểu tình đốt phá nhiều xe cộ, đập phá các cửa hàng và yêu cầu Tổng thống Macron từ chức.
Vụ việc bùng phát thành bạo động tồi tệ nhất nước Pháp trong 50 năm trở lại đây, làm đảo lộn nghiêm trọng cuộc sống của người dân.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có bài phát biểu trên truyền hình Pháp, nhằm thừa nhận trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng phong trào Áo vàng và đưa ra biện pháp nhằm làm dịu cơn giận dữ của người dân. Ngày 4/12, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe ra thông báo sẽ hoãn việc tăng thuế nhiên liệu trong 6 tháng.
Sau khi việc tăng thuế được hoãn, phong trào Áo vàng vẫn tiếp tục biểu tình. Tổng thống Macron tuyên bố sẽ tăng lương cho những lao động nghèo và cắt giảm thuế cho người hưu trí, nhưng phong trào Áo vàng vẫn chưa hài lòng và cho biết sẽ tiếp tục biểu tình.
Tin liên quan
Tin bài khác
27 người thiệt mạng trong trận lở đất tại Đông Bắc Ấn Độ
03/07/2022| 0
Trận lở đất xảy ra tại một công trường xây dựng đường ray tàu hỏa ở huyện Noney, nơi một số quân...
Ô nhiễm liên quan đến 10% các trường hợp ung thư ở châu Âu
29/06/2022| 0
Ngày 28/6, Cơ quan Môi trường châu Âu đưa ra báo cáo, có gần 10% trường hợp ung thư ở châu Âu có...
Làn sóng dịch COVID-19 thứ 7 tại Pháp với gần 150.000 ca mới trong 24 giờ
29/06/2022| 0
Nước Pháp đang phải hứng chịu đợt dịch COVID-19 lần thứ 7, khiến số ca nhiễm bệnh và nhập viện gia...
Mỹ: 46 người di cư trái phép chết ngạt trong khoang xe tải đầu kéo
29/06/2022| 0
Ngày 28/6, ít nhất 46 người được tìm thấy đã chết ngạt tại chiếc xe tải đầu kéo bị bỏ lại ở San...
Pháp: Cơ quan Cao cấp về Y tế khuyến cáo tiêm chủng cho một số trẻ em tiếp xúc với virus gây bệnh
21/06/2022| 0
Ngày 20/6, Cơ quan Cao cấp về Y tế Pháp (HAS) đã khuyến nghị tiêm phòng với các trường hợp trẻ em có...
WHO: Châu Âu là 'tâm chấn' của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ
16/06/2022| 0
Văn phòng châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, châu Âu đang là trung tâm của sự lây lan...