Theo chị Quyên, do nhu cầu nắng nóng nên gia đình không thể không sử dụng các thiết bị làm mát.
"Nhà tôi thì năm nào cũng vậy, tiền điện trong 3 tháng hè luôn dao động từ 1,5 đến 2,2 hoặc 2,3 triệu đồng. Năm nay nắng nóng, nền nhiệt bên ngoài trời vào giờ trưa chạm ngưỡng 60 độ C thì hóa đơn tiền điện nhà tôi cao hơn một chút, 2,6 triệu đồng. Ban ngày cả gia đình đi làm thì không nói nhưng đêm đi ngủ thì phải bật đến 2 điều hòa cho 2 phòng ngủ thì mới ngủ được. Nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện nhiều nên tiền điện tăng cao là điều dễ hiểu", chị Quyên cho hay.
Giống như nhiều hộ gia đình tại Hà Nội, tiền điện nhà chị Mai tháng này bỗng nhiên tăng gấp đôi, dù những mặt hàng trong quầy tạp hóa nhỏ bấy lâu nay không hề thay đổi.
Chị Mai cho biết: "Hóa đơn tháng trước từ 2,05 triệu đồng mà tháng 5 này lên hơn 3,4 triệu đồng. Mấy hôm nay nắng gắt như thế này, tôi cũng xác định mức chi điện tháng 6 kiểu gì cũng tương đương hoặc nhỉnh hơn tháng trước".
Thời tiết nắng nóng, điều hòa chạy liên tục nên chị Mai cho rằng, tiền điện tăng cao cũng là điều dễ hiểu.
Chuyện hóa đơn tiền điện tăng gấp đôi, gấp ba, thậm chí là tăng gấp 4, 5 lần giờ đây không chỉ là câu chuyện ở mỗi gia đình, mà còn "nóng" trên mạng xã hội với nhiều trường hợp thắc mắc về hóa đơn tiền điện.
Trước vấn đề này, thông tin từ EVN Hà Nội cho rằng, nếu khách hàng thắc mắc về hóa đơn tiền điện thì nhân viên điện lực sẽ xuống tận nhà để cùng kiểm tra, tính toán và so sánh mức tiêu thụ của người dân tại thời điểm hiện tại với các tháng trước đó.
Cũng theo đại diện lãnh đạo EVN, sản lượng điện từ tháng 4 – 6 liên tục tăng cao, cao điểm nhất là vào ngày 09/6, lượng tiêu thụ đạt kỷ lục hơn 89,2 triệu kWh.
Theo EVN Hà Nội, thời tiết nắng nóng, cùng với việc người dân sử dụng các thiết bị điện tiêu thụ điện công suất cao chính là nguyên nhân dẫn đến việc hóa đơn tiền điện tăng cao bất thường.
Ngoài ra, nền nhiệt trong tháng 6 như ở thời điểm hiện tại, mức nhiệt ở Thủ đô vào nắng nóng đỉnh điểm chạm ngưỡng 60 độ C, mức nhiệt này còn do hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng đô thị... nên lượng tiêu thụ điện của người dân tăng cao cũng là điều dễ hiểu.
"Trong những ngày này, người dân nên đặt nhiệt độ điều hòa ở ngưỡng từ 26 – 28 độ C. Nếu đặt nhiệt độ thấp hơn ngưỡng này vừa không thể mát hơn, dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, ảnh hưởng sức khỏe, vừa tăng điện năng tiêu thụ", EVN khuyến cáo.
Theo chuyên gia, một nguyên nhân nữa cũng khiến hóa đơn tiền điện tăng cao như hiện nay là do cách tính điện bậc thang, nếu dùng hơn 400 kWh/tháng thì người dân sẽ phải trả mức giá bậc 6, tức là gấp đôi so với mức giá bậc 1. Trong khi đó, với mức sinh hoạt ở các thành phố lớn như Hà Nội, ít có gia đình nào dùng dưới 400kWh/tháng.
Tin liên quan
Tin bài khác
Xe buýt Hà Nội: Lộ trình 4 tuyến xe buýt mới sắp đưa vào khai thác đều là các điểm cửa ngõ của Thủ
22/01/2021| 0
Bốn tuyến xe buýt khởi chạy từ đầu tháng 2/2021 của Tổng công ty vận tải Hà Nội đều là những nơi nhu...
Dân Hà Nội rủ nhau sang vựa hoa Xuân Quan chọn cây chơi tết
22/01/2021| 0
Mỗi dịp cuối năm, nhiều người dân Hà Nội lại tìm tới xã Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) để ngắm và...
Thị trường đồ uống Tết sôi động, giá bán rục rịch tăng
22/01/2021| 0
Còn khoảng 20 ngày nữa là đến Tết Tân Sửu 2021, thị trường đồ uống Tết năm nay bắt đầu sôi động,...
Thơm nồng hương vị mứt gừng xứ Huế dịp cuối năm
21/01/2021| 0
Những ngày cuối năm cũng là lúc những gia đình làm nghề nấu mứt gừng truyền thống ở phường Kim Long,...
Giá nghìn đô nhưng lan hồ điệp vẫn hút khách chơi Tết
21/01/2021| 0
Những chậu lan hồ điệp được đưa từ Đà Lạt ra Thủ đô đẹp nao lòng đang giới thiệu, chào bán đến người...
Nước Mỹ có tân Tổng thống giá vàng khởi sắc, USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt
21/01/2021| 0
Ông Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ khiến thị trường giá vàng thế giới quay đầu tăng "phi...