Ngày 26/6, thông tin từ Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận một bệnh nhi 2 tuổi bị chấn thương vòm miệng do tai nạn sinh hoạt.
Cụ thể, bệnh nhi nam (trú tại Tạ Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ) được gia đình đưa vào viện trong tình trạng tỉnh, không nôn, không sốt, có vết rách vùng giữa vòm miệng dọc tới lưỡi gà, kích thước 5x1cm, có chảy máu.
Theo người nhà bệnh nhi, trước đó, trong lúc đang chơi đùa ở nhà, trẻ có cầm chiếc đũa (loại đũa cả đảo cơm) trên tay và vô tình bị ngã khiến đũa chọc vào miệng gây rách vòm miệng, chảy máu.
Lập tức, bệnh nhi được đưa đến Trung tâm y tế địa phương để sơ cứu vết thương. Do chẩn đoán vết thương phức tạp vùng hạ họng nên bệnh nhi được chuyển đến Trung tâm Sản Nhi để điều trị. Tại đây, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi, khâu tạo hình phục hồi vòm miệng, lưỡi gà.
Theo BSCKI Nguyễn Mai Hương, Khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt (Trung tâm Sản Nhi) - người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi, với trường hợp này, do vết thương phức tạp, sâu, vùng vòm miệng lại nhiều mạch máu khiến bệnh nhi bị chảy nhiều máu. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây mất máu, nguy cơ nhiễm trùng, sau này có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói, phát âm của trẻ.
Cũng theo BS Hương, trước đây, Khoa cũng tiếp nhận một trường hợp trẻ 3 tuổi bị cây sáo trúc chọc vùng vòm miệng cứng gây chảy máu liên tục, phải thực hiện khâu và cầm máu vết thương.
Thời gian gần đây, những trường hợp trẻ bị thương tích đáng tiếc liên quan đến vùng mặt, tai mũi họng do tai nạn sinh hoạt mà Khoa tiếp nhận ngày càng nhiều. Những tai nạn sinh hoạt thường gặp nhất là thương tích do ngã, tai nạn cắt, đâm do vật cứng, sắc nhọn (dao, kéo, đũa, que…)…
Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý, cẩn thận trong quá trình chăm sóc trẻ, sát sao khi trẻ chơi đùa, đặc biệt không để trẻ vừa nô đùa vừa cầm đồ vật sắc nhọn, cứng để tránh gây thương tích.
Tin liên quan
-
Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán ung thư phổi - bệnh khiến gần 24.000 người Việt tử vong năm 2020...
-
Bỏ túi lưu ý "vàng" của bác sĩ khi trời rét thấu xương dễ liệt mặt, đột quỵ
-
Chuyên gia phân tích “thủ phạm” khiến trẻ hay ốm vặt, biếng ăn
-
Truyền ối cứu được thai nhi đã cạn sạch nước ối, nhưng ai không thể thực hiện?
Tin bài khác
Thoát nguy cơ đặt ECMO, bệnh nhân COVID-19 gặp "bão cytokine" còn bị loạn thần, thận ảnh hưởng
15/01/2021| 0
Dù đã cai máy thở, sức khoẻ "trên đà hồi phục" nhưng BN1465 vẫn còn hơi bị loạn thần, chức năng thận...
Từ trường hợp ngộ độc tinh dầu, cảnh báo những lưu ý khi dùng tinh dầu để tránh gặp họa
12/01/2021| 0
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận trường hợp người đàn ông từ Thanh Hóa vào viện trong tình trạng sốc...
Trời lạnh dưới 10 độ C, cẩn thận chứng bệnh không chỉ làm khó chịu mà còn gây nguy hiểm này
10/01/2021| 0
Trời lạnh dưới 10 độ C, cơ thể rất dễ nhiễm lạnh và gặp phải cước. Không chỉ gây khó chịu, cước còn...
Rét đậm rét hại, dùng các thiết bị sưởi ấm như thế nào để an toàn cho sức khỏe?
10/01/2021| 0
Trong phòng nếu dùng các thiết bị sưởi thì không nên đóng cửa phòng quá kín liên tục. Không để nhiệt...
Tăng huyết áp ngày lạnh: Cực kỳ nguy hiểm nếu hạ huyết áp không đúng cách
08/01/2021| 0
Với người mắc bệnh tăng huyết áp, thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi khi nhiệt độ thấp làm các mao...
Từ trường hợp trẻ 3 tuổi bị đột quỵ, đây là những dấu hiệu cha mẹ không nên bỏ qua
07/01/2021| 0
Đưa con vào viện trong tình trạng đau đầu, bố mẹ bé đã ngỡ ngàng khi biết con bị đột quỵ. Thông...