Trướng bụng, đầy hơi vì uống nước ép bí đao
Bí đao có tác dụng làm tiêu nước dư trong cơ thể, giảm béo, giữ vóc dáng thon gọn cho phụ nữ nên rất được chị em ưa chuộng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thức nước uống này lại vô tình gây hại cho cơ thể.
Chị Nguyễn Thúy Mai, ở Hà Đông, Hà Nội sau khi sinh con tăng cân chóng mặt. Chị đã áp dụng rất nhiều biện pháp giảm cân nhưng không mấy tác dụng. Được người nhà mách, uống nước ép bí đao hằng ngày sẽ giảm cân. Chị thực hiện theo nhưng chỉ một thời gian ngắn uống nước bí đao chị lại thấy trướng, sôi bụng, tiêu chảy, người lả đi vì mệt. "Đi khám bác sĩ kết luận tôi bị tính xà phòng trong bí đao làm yếu hệ tiêu hóa. Một thời gian dài sau đó tôi liên tục trong tình trạng yếu dạ do ảnh hưởng của đợt uống nước ép bí đao trước đó", chị Mai tâm sự.
Theo Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM phân tích thì bí đao là loại thực phẩm không dùng để ăn sống vì nó có tính xà phòng (chứa muối natri hoặc kali của axít béo) rất cao. Ngày xưa ở các làng dệt vải người ta thường lợi dụng tính chất này trong bí đao sống để tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy.
Vì thế nếu bạn ăn sống hoặc uống nước ép bí đao để mong làm đẹp thì không nên vì tính chất xà phòng sẽ gây hại cho hệ thống tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Cách ăn phát huy tối đa tác dụng của bí đao
Để triệt tiêu tính xà phòng trong bí đao chỉ có cách nấu chín. Bí đao chế biến đúng cách có thể hỗ trợ điều trị được một số bệnh. Do trong bí đao có chứa nhiều thành phần bao gồm nước, chất xơ, protid, glucid, các khoáng chất như canxi, photpho, sắt, các loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B3, B9, C, E… Các chất này đều rất cần thiết, quan trọng đối với cơ thể và có tác dụng chữa bệnh.
Theo Y học cổ truyền bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và làm tan đờm, làm mát ruột và hết khát, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, bệnh đái đường, phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai. Bí đao cũng được nhiều người sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Người mắc bệnh gan sử dụng bí đao giúp giảm nhẹ các triệu chứng thông thường.
Những bài thuốc hay từ bí đao
Có rất nhiều bài thuốc từ bí đao được người xưa truyền miệng đến nay như: Bí đao trị bệnh gan nhiễm mỡ: Bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng; Lá sen thái vụn. Cho vào nồi đun nhỏ lửa trong 1 giờ. Pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát.
Đẩy lùi tiểu đường: Tiểu đường do nhiệt tích từ lâu dùng bí đao gọt vỏ. Ăn 2 – 3 lạng một ngày, dùng 5 – 7 ngày. Nếu tiểu đường không ngừng, bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.
Trị dị ứng da cho trẻ: 20g vỏ bí đao, 15g hoa cúc vàng, 12g thược dược đỏ, Mật ong. Vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ rửa sạch rồi xếp hết vào nồi đun sôi cùng nước. Sau đó, cho tiếp mật ong vào nước nấu này để tạo hương vị dễ uống. Đồng thời, mật ong giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt. Cho trẻ uống mỗi 1 lần/ngày, dùng liên tục trong vòng 7 ngày. Với liệu trình này, trẻ nhanh chóng dứt cơn ngứa, trừ gió thanh nhiệt, phòng và chữa dị ứng ngoài da.
H.P (t/h)
Tin liên quan
-
Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán ung thư phổi - bệnh khiến gần 24.000 người Việt tử vong năm 2020...
-
Bỏ túi lưu ý "vàng" của bác sĩ khi trời rét thấu xương dễ liệt mặt, đột quỵ
-
Chuyên gia phân tích “thủ phạm” khiến trẻ hay ốm vặt, biếng ăn
-
Truyền ối cứu được thai nhi đã cạn sạch nước ối, nhưng ai không thể thực hiện?
Tin bài khác
Thoát nguy cơ đặt ECMO, bệnh nhân COVID-19 gặp "bão cytokine" còn bị loạn thần, thận ảnh hưởng
15/01/2021| 0
Dù đã cai máy thở, sức khoẻ "trên đà hồi phục" nhưng BN1465 vẫn còn hơi bị loạn thần, chức năng thận...
Từ trường hợp ngộ độc tinh dầu, cảnh báo những lưu ý khi dùng tinh dầu để tránh gặp họa
12/01/2021| 0
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận trường hợp người đàn ông từ Thanh Hóa vào viện trong tình trạng sốc...
Trời lạnh dưới 10 độ C, cẩn thận chứng bệnh không chỉ làm khó chịu mà còn gây nguy hiểm này
10/01/2021| 0
Trời lạnh dưới 10 độ C, cơ thể rất dễ nhiễm lạnh và gặp phải cước. Không chỉ gây khó chịu, cước còn...
Rét đậm rét hại, dùng các thiết bị sưởi ấm như thế nào để an toàn cho sức khỏe?
10/01/2021| 0
Trong phòng nếu dùng các thiết bị sưởi thì không nên đóng cửa phòng quá kín liên tục. Không để nhiệt...
Tăng huyết áp ngày lạnh: Cực kỳ nguy hiểm nếu hạ huyết áp không đúng cách
08/01/2021| 0
Với người mắc bệnh tăng huyết áp, thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi khi nhiệt độ thấp làm các mao...
Từ trường hợp trẻ 3 tuổi bị đột quỵ, đây là những dấu hiệu cha mẹ không nên bỏ qua
07/01/2021| 0
Đưa con vào viện trong tình trạng đau đầu, bố mẹ bé đã ngỡ ngàng khi biết con bị đột quỵ. Thông...