Trước đó, Bộ Tài chính cũng nhận được công văn của Bộ Công Thương, trong đó cũng đề xuất về sửa đổi chính sách thuế TTĐB của một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.
Theo Bộ Tài chính, về việc miễn thuế TTĐB cho phần giá trị sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn chất lượng áp dụng đối với sản phẩm ô tô, Bộ Tài chính ghi nhận để phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Nội dung của văn bản nêu: Bộ Tài chính đã tiến hành rà soát, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các luật về thuế và dự kiến sẽ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên theo Bộ Tài chính, trong thời gian xây dựng Dự thảo sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, cũng có ý kiến cho rằng nếu việc sửa đổi quy định là miễn thuế TTĐB cho phần giá trị trong nước, áp dụng đối với sản phẩm ô tô có thể sẽ vi phạm cam kết của WTO.
Trước kiến nghị của VAMI về miễn giảm thuế nhập khẩu nguyên, vật liệu cho các nhà sản xuất linh kiện đầu tư tại Việt Nam, Bộ Tài chính cho hay theo danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư thì ngành nghề sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư; ngành nghề sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
Còn theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN, thuế suất các mặt hàng linh kiện ô tô đã giảm về 0%. Trong giai đoạn 2018 - 2025, các mặt hàng linh kiện ô tô tiếp tục cắt giảm theo các Hiệp định thương mại đã ký kết (ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Trung Quốc…) dẫn đến thuế suất ưu đãi MFN của nguyên liệu, vật tư cao sẽ hơn thuế suất ưu đãi đặc biệt của linh kiện ô tô thành phẩm.
Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, thẩm quyền quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu thuộc Chính phủ. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị VAMI cung cấp chi tiết danh mục các nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sản xuất linh kiện ô tô để Bộ Tài chính phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu phương án xử lý, báo cáo Chính phủ xem xét quyết định.
Thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan cho hay: Trong tuần qua (từ 13/4 đến 19/4) Việt Nam đã nhập khẩu 78,5 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại, có nguồn gốc chủ yếu từ Nhật Bản với 20,9 triệu USD; từ Hàn Quốc với 15,7 triệu USD; từ Trung Quốc với 14,6 triệu USD; từ Thái Lan với 11,2 triệu USD, từ Đức với 6,5 triệu USD. Tính chung, nhập khẩu từ 5 thị trường này trong tuần qua chiếm tỷ trọng tới 88% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô của cả nước.
Theo TTXVN
Tin liên quan
Tin bài khác
Giá xăng tiếp tục tăng, lập đỉnh hơn 32.000 đồng/lít
13/06/2022| 0
Theo chu kỳ điều chỉnh mới của liên Bộ Tài chính - Công Thương, từ 15h ngày 13/6, xăng E5 RON 92...
Giá vàng trong nước lao dốc, giảm hơn 1 triệu đồng/lượng
13/06/2022| 0
Sáng nay 13/6, giá vàng trong nước đã giảm hơn 1 triệu đồng/lượng chỉ sau 2 giờ giao dịch.
Hà Nội: Bắt quả tang cơ sở sản xuất hơn 2.000 lít mật ong giả
11/06/2022| 0
Lực lượng QLTT Hà Nội vừa kiểm tra và thu giữ một cơ sở sản xuất mật ong Hoa Nhãn giả tại huyện Hoài...
Hơn 1.500 chiếc Chevrolet Colorado 2022 vừa ra mắt đã bị triệu hồi
09/06/2022| 0
Do mối hàn kém, hơn 1.500 chiếc bán tải hiệu Chevrolet Colorado và GMC Canyon vừa xuất xưởng đầu...
Thu giữ hàng nghìn hộp mỹ phẩm trị viêm nang lông, mụn lưng... nhập lậu
09/06/2022| 0
Gần 7.700 hộp mỹ phẩm Peel vi tảo nhãn hiệu Le'peau cùng hàng nghìn miếng mặt nạ Rwine beauty và 90...
Giá vàng hôm nay 9/6: Nỗi lo suy thoái, vàng biến động mạnh
09/06/2022| 0
Giá vàng hôm nay 9/6 trên thị trường quốc tế biến động mạnh theo diễn biến của đồng USD, nhưng xu...